Dầu tràm là một loại tinh dầu từ thiên nhiên, được chiết xuất từ lá cây tràm theo cơ chế chưng cất. Lá tràm được chọn để chiết xuất tinh dầu thường là tràm trà, tràm năm gân hoặc tràm gió (còn gọi là tràm bổi).
Ở Việt Nam, Tỉnh Thừa Thiên - Huế là nơi cho ra lượng tinh dầu tràm nhiều nhất. Cũng có thể ví dầu tràm là một đặc sản đặc trưng của Huế. Nguyên nhân là do địa phương này có thổ nhưỡng đặc biệt, những cây tràm, đặc biệt là tràm gió ở đây thường cho ra lượng tinh dầu tràm cao, hương thơm tự nhiên và mang đến nhiều công dụng cho người dùng.
Dầu tràm mang lại nhiều công dụng cho người dùng là nhờ có hai thành phần chính là Cineol và Alpha - Terpineol. Trong đó, Cineol có công dụng làm ấm đường hô hấp, làm sạch mũi trực tiếp, giảm sự tích tụ các dị nguyên bị hít vào theo không khí hỗ trợ cho việc làm thông thoáng đường thở. Cineol còn gây kích thích tức thời các tế bào niêm mạc mũi xoang làm tiết dịch để cuốn trôi chất nhầy, giảm các yếu tố gây viêm, bảo vệ cơ quan hô hấp trên gồm mũi, xoang, họng và thanh quản, giảm viêm tại chỗ trong khoang mũi, xoang.
Còn thành phần Alpha - Terpineol lại mang khả năng kháng khuẩn, có thể dùng để trị liệu nhiều bệnh. Đây cũng là nguyên nhân có nhiều loại thuốc có thành phần này xuất hiện.
Tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng cho cả mẹ và bé sau sinh.
Đối với bé
Tinh dầu tràm nguyên chất Cỏ Lành có nhiều công dụng dành cho bé:
- Giữ ấm cơ thể, tăng sức đề kháng
- Kháng khuẩn, chống nhiễm trùng
- Chữa các bệnh về đường hô hấp
- Hỗ trợ giảm đau
- Trị các vết côn trùng cắn
- Xua đuổi côn trùng
- Làm lành các vết thương, vết bầm nhanh
Đối với mẹ
Dù là mẹ bầu hay mẹ sau sinh, tinh dầu tràm đều mang lại công dụng rất tốt.
- Giúp giữ ấm cơ thể, tránh bị cảm lạnh
- Phòng và điều trị các bệnh cảm sốt, sổ mũi
- Giảm đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
- Giảm đau mỏi cơ xương khớp ở mẹ sau sinh
- Trị các vết côn trùng cắn hiệu quả
- Xông hơi thư giãn, giúp giảm căng thẳng mệt mỏi.
Do chiết xuất 100% từ tự nhiên, nên độ an toàn và lành tính của tinh dầu tràm có thể đảm bảo với mọi đối tượng: từ trẻ sơ sinh, mẹ bầu, mẹ sau sinh, trẻ em, người lớn hay cả người cao tuổi. Đặc biệt, tinh dầu tràm nguyên chất Cỏ Lành có rất nhiều công dụng tốt dành cho mẹ và bé sau sinh.
Các mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm theo nhiều cách, tùy vào điều kiện và mục đích:
Cách 1: Nhỏ vài giọt vào nước tắm của bé để giúp giữ ấm, thư giãn cho bé.Với bé sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị khoảng 15 lít nước ấm khoảng 37 độ C, nhỏ 3 -5 giọt tinh dầu tràm, sau đó dùng tay hòa tan đều.Nhúng khăn xô hoặc khăn khô đa năng vào nước, lau toàn thân trẻ theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Mẹ chú ý vệ sinh kỹ các vùng da nhiều nếp gấp như nách, cổ, bẹn,... vì chúng dễ bị tích tụ mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn, virus. Với bé sơ sinh chưa rụng rốn, không để nước tắm tinh dầu tràm rơi vào vì sẽ làm ướt hoặc gây xót. Bởi nước tắm tự pha khó đảm bảo chính xác liều lượng, nguồn gốc dầu tràm nên nếu chẳng may rơi vào mắt, mũi sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng. Tốt nhất các bậc phụ huynh không sử dụng loại nước này để rửa mặt cho bé.
Cách 2: Mẹ nhỏ vài giọt ra tay và xoa đều hai bàn tay, sau đó xoa vùng ngực, bụng, lưng cho bé và massage nhẹ nhàng để bé đỡ nhức mỏi khi nằm nhiều, thư giãn hơn
Cách 3: Xoa một lượng vừa đủ trực tiếp lên các vết côn trùng cắn hoặc lòng bàn chân, vùng cổ, bụng cho bé để tránh côn trùng đốt
Cách 4: Nhỏ 2-3 giọt vào máy xông tinh dầu để tinh dầu lan tỏa trong không khí, giữ ấm, tránh gió độc và đuổi côn trùng.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm
1. Liều lượng sử dụng
Cũng giống như nhiều loại tinh dầu khác, liều lượng được các bác sĩ khuyến cáo khi sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ như sau:
Nếu là nước tắm cho bé hoặc để xông hơi thì có thể nhỏ 3-5 giọt, massage nên dùng 1 giọt, bôi hay thoa lên lòng bàn chân hoặc những vết bị côn trùng cắn, đốt (trừ khu vực vùng bàn tay, đầu, mặt) thì cũng nên sử dụng 1 giọt mà thôi.
Tuyệt đối không nên dùng quá liều lượng sử dụng đã khuyến cáo để tránh những trường hợp bị hậu quả xấu hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
2. Tránh vùng da nhạy cảm
Thông thường, tinh dầu tràm trà có hoạt tính tương đối mạnh, nó có thể gây dị ứng ở một số khu vực da nhạy cảm trên cơ thể của bé như cổ, đầu, da mặt… Vì thế, khi sử dụng dầu tràm, các mẹ không nên bôi hay thoa trực tiếp. Đồng thời cũng không nên thoa lên mũi bé vì có thể làm tổn thương niêm mạc và gây mẫn cảm.
Những vị trí được cho là sử dụng dầu tràm an toàn trên cơ thể bé chính là lòng bàn chân khi bị cảm lạnh, lưng hay ngực khi massage. Tuy nhiên, trong quá trình dùng mà thấy da bé bị nổi mẩn, ngứa ngày hay sưng đỏ thì nên dừng lại ngay để tránh ảnh hưởng nguy hiểm đến làn da mỏng manh của trẻ.
3. Dùng khi cần thiết
Tinh dầu tràm chỉ nên sử dụng trong những trường hợp cần thiết như bị côn trùng cắn, bị cảm lạnh hay ho nhiều. Ngoài ra, trong lúc bé đang khỏe và hoạt động liên tục, tiết ra nhiều mồ hôi thì cũng không nên thoa dầu tràm, điều đó sẽ làm làn da bị kích ứng. Còn những lúc bình thường, mẹ nên cất lọ tinh dầu vào hộc tủ để khi cần có luôn.
4. Kiểm tra phản ứng của bé trước khi sử dụng cho bé
Muốn xem bé yêu nhà mình có bị mẫn cảm với dầu tràm trà không thì các mẹ có thể pha loãng ra rồi thử nhỏ 1 giọt nên vùng da nhỏ xem thế nào. Nên kiểm tra kỹ càng và thận trọng hết sức trong quá trình sử dụng tinh dầu tràm cho bé. Khi thấy những triệu chứng lạ như dị ứng, mẫn cảm, da mẩn đỏ, ngứa rát, sưng viêm… thì phải dừng lại, không dùng dầu tràm nữa.
Chúc Mẹ và bé luôn khỏe!