Trong giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, nguồn thức ăn chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Ăn dặm ở thời điểm này phần nhiều mang tính chất tập làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Cỏ Lành sẽ chia sẻ với các mẹ một số các cách ăn dặm và các thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi giúp các mẹ tự tin đồng hành cùng con trong hành trình “ăn dặm không phải là cuộc chiến” nhé.
Bạn có thể cho bé tập ăn dặm khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Trước đó, sữa mẹ hay sữa công thức được xem là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của con. Trẻ ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa vẫn còn chưa phát triển hoàn thiện.
Do đó, bạn nên hạn chế cho trẻ dùng thức ăn đặc hoặc bất kỳ loại thức ăn dạng rắn nào khác. Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, bạn chỉ nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi.Bạn chỉ nên cho bé tập ăn dặm khi con có các biểu hiện sau:
- Con có thể ngồi nếu được hỗ trợ: Để tập thói quen ngồi ăn một cách vững chắc mà không cần sự trợ giúp của người lớn sau này, con cần ngồi thẳng để nhai và nuốt đúng cách.
- Con có thể giữ đầu ở tư thế thẳng đứng và ổn định mà không cần đến sự trợ giúp.
- Bé biết tém và nhai thức ăn bằng nướu. Bạn không nên cho bé ăn thức ăn đặc nếu bé đẩy thức ăn ra khỏi miệng.
- Bạn có thể tập cho bé yêu ăn dặm khi trọng lượng cơ thể của bé gấp đôi so với lúc mới sinh và ít nhất là trên 4 tháng tuổi.
- Bé có nhu cầu ăn nhiều hơn dù bạn đã cho con bú 8-10 lần/ngày.
- Bé tỏ ra thích thú, tò mò về loại các thức ăn. Bạn có thể nhận thấy bé có những biểu hiện lạ như chăm chú nhìn vào những gì bạn đang ăn và đòi lấy thức ăn.
Khi các bé bước sang tháng tuổi thứ 6 là lúc hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, cơ thể bé cứng cáp hơn và các phản xạ nhận – nhai nuốt thức ăn bắt đầu hình thành. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng đây là giai đoạn an toàn nhất để bé tập ăn dặm và hoàn thiện vị giác.
Dựa trên các nhóm thực phẩm được phân loại khoa học, thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dưới đây là một bản tham khảo rất phù hợp để bố mẹ chế biến cho các bé.
Chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn thô khiến bé gặp nhiều bỡ ngỡ, mẹ cần nghiền thật mịn thực phẩm và pha loãng để bé làm quen. Khi tập ăn dặm, mẹ chỉ sử dụng một loại củ hoặc quả chín cho mỗi món ăn dặm để khẩu vị của bé có thể nhận biết và thích nghi dần. Chế biến bột ăn dặm trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ nên kết hợp với sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha để tạo mùi vị quen thuộc cho bé. Chất béo từ dầu, mỡ và chất đạm động vật sẽ chưa phù hợp với bé ở giai đoạn đầu tập làm quen với thức ăn dặm mẹ nhé!
Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.
- Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
- Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé
- Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn
Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:
- Nhóm 1 Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ
- Nhóm 2 Rau củ, quả (Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối, bơ)
- Nhóm 3 Thịt lơn, thịt gà nạc
Một số thực đơn ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:
1. Bột ăn dặm từ thịt lợn và rau ngót:
- Bước 1: Cắt nhỏ rau ngót và băm nhuyễn. Thịt lợn cũng băm nhuyễn rồi nấu chín.
- Bước 2: Thêm rau vào nồi thịt, nấu tiếp đến khi sôi.
- Bước 3: Đổ từ từ 40g bột gạo đã nấu vào khuấy đến khi chín. Có thể thêm 1 – 2 muỗng dầu ăn bổ sung chất béo cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên.
2. Bột ăn dặm từ tôm và khoai mỡ tím:
- Bước 1: Mẹ nấu khoai đến chín mềm rồi tán nhuyễn, lấy khoảng 4 muỗng (20g).
- Bước 2: Rửa sạch 20g thịt tôm, băm nhuyễn, nấu chín.
- Bước 3: Cho khoai mỡ và bột gạo vào khuấy đều đến khi bột chín, thêm tôm đã nấu vào là hoàn thành món ăn dặm ngon lành cho bé.
3. Bột ăn dặm từ thịt bò và bí xanh:
- Bước 1: Mẹ luộc chín rồi tán nhuyễn bí xanh, lấy 4 muỗng canh (20g). Thịt bò cũng băm nhuyễn rồi thêm nước để nấu sôi.
- Bước 2: Mẹ cho bí vào nấu cùng đến khi cả thịt và rau đều chín.
- Bước 3: Sau đó, mẹ đổ thêm 8 muỗng canh (40g) bột gạo đã nấu chín vào khuấy từ từ đến chín là hoàn tất.
4. Bột ăn dặm từ trứng và rau cải ngọt
- Bước 1: Mẹ hãy cắt nhỏ và băm nhuyễn rau cải ngọt, lấy cho bé chừng 50g cải đã băm nhuyễn. Sau đó, mẹ đánh tan lòng đỏ trứng rồi cho trứng vào bột, khuấy đều lên.
- Bước 2: Tiếp theo, mẹ đun một chút nước sôi để nấu rau.
- Bước 3: Kế tiếp, mẹ cho 4 muỗng canh bột gạo (20g) đã nấu chín và trứng vào khuấy chín là hoàn tất. Khi cho bé ăn, mẹ thêm 1 – 2 muỗng canh (5 – 10ml) dầu ăn cho bé nhé!
5. Bột ăn dặm từ khoai lang, súp lơ và trứng:
- Bước 1: Mẹ hấp chín khoai lang sau khi gọt vỏ rồi nghiền bằng thìa, lấy khoảng 4 muỗng sau khi nghiền. Với súp lơ trắng, mẹ cũng thực hiện tương tự.
- Bước 2: Trộn các thành phần trên cùng với trứng nghiền, khuấy đều hỗn hợp.
6. Bột ăn dặm từ khoai tây và súp lơ trắng:
- Bước 1: Mẹ nấu chín 1 miếng khoai tây nhỏ gọt vỏ và 1 phần súp lơ xanh rồi nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Thêm 4 muỗng canh (20g) bột gạo đã nấu sẵn vào và khuấy đến khi
chín.
7. Bột ăn dặm từ tim heo và cải thảo:
- Bước 1: Mẹ dùng 50g phần nạc của tim heo, cắt nhỏ, xào chín, rồi xay nhuyễn.
- Bước 2: Rửa sạch và băm nhỏ 2 muỗng canh cải thảo (10g)
- Bước 3: Kết hợp với 4 muỗng canh bột ăn dặm đun sôi, mẹ cho phần tim đã chín vào nấu cùng, đợi một thời gian ngắn rồi cho thêm cải thảo nấu chín là hoàn thành.’
Mặc dù để chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:
Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé
Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước và trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.
Hơn nữa, việc dùng nước lạnh nấu cháo sẽ mất thời gian và làm cho hương vị của cháo bớt phần thơm ngon hơn.
Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày
Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít, nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.
Việc hâm cháo nhiều lần khi làm thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng sẽ làm cháo bay mất các chất vitamin và mất độ thơm ngon.
Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm
Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon, lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,... một cách tối đa nhất.
Tốt nhất, nếu có thể mẹ hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có thuốc thang gì cả.
Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng
Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh khi mẹ cần lấy ra chế biến cho bé thì tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm, nếu bé ăn phải dễ bị ngộ độc, tiêu chảy.
Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.
Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.
Trên đây là những kiến thức về ăn dặm đồng thời gợi ý cho các mẹ những thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân đơn giản, dễ làm mà lại đầy đủ chất cho bé yêu. Chúc các mẹ thành công!