HĂM TÃ-NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 

HĂM TÃ-NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 

Hăm tã là triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khiến bé ngứa, đau, rát, rất khó chịu. Điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh thế nào cho nhanh khỏi luôn mối quan tâm chung của các bà mẹ bỉm sữa.
Hăm tã hay viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã bỉm của bé khiến vùng da này bị tổn thương, đỏ lừ, bóng da, mưng mủ, nặng hơn có thể bị nứt da gây nhiều khó chịu cho bé. 

Hăm tã ở trẻ em thường biểu hiện ở các cấp độ khác nhau từ nhẹ đến nặng:

– Cấp độ nhẹ:

Ở vị trí mặc tã, da của bé sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ, có thể xuất hiện những mụn nhỏ, da tương đối khô ráo.

– Cấp độ nặng:

 Vùng da bị hăm biểu hiện rất rõ rệt và lan rộng, xuất hiện những nốt sần trên da. Bé bị hăm tã nặng da đỏ dữ dội, có thể hơi sưng và có mụn mủ, trầy, loét da, rỉ dịch.

Hăm tã ở trẻ em: Nguyên nhân, hướng dẫn xử trí | Vinmec
Khi bé bị hăm tã nếu không chữa kịp thời có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục của trẻ, viêm đường tiết niệu, trẻ đau đớn và quấy khóc, lười ăn, khó ngủ…

  1. Nguyên nhân bé bị hăm tã

Hăm tã thường xảy ra ở những vùng da mặc tã bỉm như mông, bẹn, đùi, bụng dưới, xung quanh bộ phận sinh dục. Việc nắm rõ các nguyên nhân bé bị hăm tã sẽ giúp mẹ biết cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

  Một số nguyên nhân cơ bản dưới đây là “thủ phạm” gây hăm tã ở trẻ em:

– Da bé quá nhạy cảm.

– Dị ứng với bỉm, tã (chất liệu, mùi hương)

– Dị ứng với vật dụng dùng để vệ sinh vùng đóng tã cho bé (giấy ướt, nguồn nước, hóa chất từ nước giặt, xả vải).

– Nhiễm trùng/nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Nấm và vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, vệ sinh không kip thời, không đảm bảo thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da.

2. Dấu hiệu trẻ bị hăm tã

Các dấu hiệu và biểu hiện của trẻ bị hăm tã thường rất rõ ràng nên mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Dưới đây là các triệu chứng chính của hăm tã trẻ em:

– Vùng da tiếp xúc với tã (gồm bộ phận sinh dục, mông, các ngấn ở đùi) nổi mẩn đỏ.

– Biểu hiện của trẻ bị hăm tã là vùng da bị hăm có thể khô hoặc ướt.

– Có thể xuất hiện mụn ti ti gây lở loét trên da khi em bé bị hăm tã.

– Hăm tã trẻ em khiến bé khó chịu, quấy khóc nhất là khi đi vệ sinh và khi mẹ lau rửa, thay tã.

7 Lý do bé yêu khóc
3. Bé hăm tã bao lâu thì khỏi?

Trẻ hăm tã có thể khỏi sau vài ngày hoặc kéo dài đến nửa tháng tùy theo mức độ hăm và phương pháp điều trị hăm tã của mẹ có hiệu quả hay không.

Các mẹ cần lưu ý, dù là hăm tã ở bé trai hay bé gái thì cũng không thể tự khỏi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bé sẽ bị hăm tã nặng gây đau đớn và khó chịu.

4. Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

  Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh, việc đầu tiên là vệ sinh cho vùng da bị hăm bằng nước ấm, có thể dùng nước sạch hoặc các loại lá mát, thấm khô da nhẹ nhàng và thoa kem/thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh.

  Dưới đây là một vài biện pháp cách trị hăm tã hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng:

Cách trị hăm tã bằng lá trầu không

Trong lá trầu không có chứa các poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại mầm bệnh.

Mẹo trị hăm tã bằng lá trầu không thực hiện như sau:

Dùng vài lá trầu không bánh tẻ (là loại lá không quá già và không quá non)  rửa sạch cho vào nồi với khoảng 1 lít nước, nấu sôi trong 5  – 7 phút để các tinh chất trong lá trầu ngấm vào nước.

Để cho nước nguội bớt còn hơi ấm ấm, dùng khăn bông mềm thấm nước trầu không, nhẹ nhàng tác động lên vùng da bị hăm của trẻ. Mỗi ngày có thể thực hiện 3-4 lần tùy theo mức độ hăm.Tuy nhiên sử dụng lá trầu không trị hăm tã trẻ sơ sinh mang lai hiệu quả nhất định đối với tình trạng hăm ở mức độ nhẹ, với những trường hợp trẻ hăm tã nặng cần phải sử dụng thêm các loại thuốc bôi khi bé bị hăm tã.

 Mẹo trị hăm tã bằng trà xanh

Lá trà xanh có một thành phần chống oxy hóa kỳ diệu được gọi là EGCG có khả năng kháng viêm rất tốt. Không những thế, tinh chất trong lá trà xanh xanh còn giúp thúc đẩy sự tái sinh các tổ chức và dịch máu làm tăng khả năng miễn dịch cho da.

Thực hiện cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh cũng thực hiện tương tự như với lá trầu không và lặp lại 3-4 lần/ngày.

Sử dụng nước trà xanh sẽ loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp da bé sạch khuẩn, mát, nhanh khỏi hăm.
Chè xanh với tác dụng của cây chè xanh và cách dùng chữa bệnh là gì?
 Hướng dẫn trị hăm tã bằng lá khế 

Từ lâu lá khế đã được xem là cách trị hăm tã nhanh nhất tại nhà.

– Chuẩn bị: 1 nắm lá khế, 1 lít nước, 1 thìa cà phê muối trắng.

– Lá khế đem rửa sạch rồi cho ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn.

– Cho lá khế vào nồi đun sôi nhỏ lửa cùng 1 lít nước trong khoảng 10 phút.

– Tắt bếp và cho muối vào khuấy đều cho muối tan hết ra. 

– Để nước nguội còn khoảng 37 độ thì chắt lấy nước tắm cho bé.

– Tắm cho bé như bình thường hàng ngày, sau khi tắm với nước lá khế xong thì bạn tắm lại bằng nước sạch.

– Dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô người cho bé.

Nếu đang không biết trẻ hăm tã phải làm sao, mẹ hãy tắm cho bé bằng lá khế 1 lần mỗi ngày xem sao nhé.


Lá khế chua tươi nhà trồng dùng tắm bé giảm chỉ còn 20,000 đ

Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa axit lauric, acid béo có công dụng kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn gây hăm. Đồng thời, dầu dừa cũng giàu vitamin E, K giúp dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ.

  • Bước 1: Chuẩn bị:
    • 1 khăn mềm, sạch
    • 5ml dầu dừa (có thể nhiều hoặc ít hơn tuỳ theo diện tích vùng hăm tã của bé)
    • Nước ấm (35 – 38°C)
  • Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm (35 – 38°C)
  • Bước 3: Dùng khăn sạch lau khô tay mẹ và vùng da hăm tã của bé
  • Bước 4: Thoa 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da hăm.

Lưu ý:

  • Sử dụng 2 lần/ngày
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi trị hăm tã cho bé bằng dầu dừa
  • Sử dụng dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng.


Chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng khổ qua (mướp đắng)

Quả mướp đắng chứa nhiều glucozit, vitamin B, C, betaine, protein… làm sạch, sát khuẩn vùng da tổn thương do hăm tã, ổn định nhanh chóng tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.

Khổ qua - 500g – NSFOODS

  • Bước 1: Chuẩn bị
     
    • 2-3 quả mướp đắng còn non
    • Nước sạch
    • Khăn mềm
  • Bước 2: Ngâm quả mướp đắng với nước muối loãng khoảng 5 – 7 phút, sau đó rửa sạch, bỏ hạt, thái lát.
  • Bước 3: Đun sôi 2 lít nước, cho mướp đắng vào đun tiếp khoảng 10 phút. Để nguội khoảng (35 – 38°C) thì chắt lấy nước, bỏ bã.
  • Bước 4: Dùng nước mướp đắng rửa và mát xa nhẹ nhàng vùng da hăm cho bé, sau đó thấm khô lại bằng khăn mềm (không tráng lại bằng nước thường).

Lưu ý:

  • Thực hiện 1 lần/ngày
  • Không sử dụng cách này khi vùng hăm của bé có dấu hiệu: sưng tấy, mụn mủ, trầy xước vì có thể gây sót và khiến tình trạng của bé nặng hơn.

Trên là một số phương pháp trị hăm hiệu quả tại nhà đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên nếu bé gặp tình trạng hăm nặng mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé. Chúc các mẹ thành công!

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: